Ô nhiễm môi trường là gì? Nguyên nhân, hậu quả, giải pháp khắc phục?

04-10-2022, 3:34 pm

Ô nhiễm môi trường đang diễn ra rộng khắp trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia có quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mạnh mẽ. Ô nhiễm môi trường có nhiều loại và cũng xuất phát từ rất nhiều những nguyên nhân khác nhau.

Để hiểu rõ hơn về thực trạng này, mời bạn hãy cùng với Sơn Hà theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!

1. Ô nhiễm môi trường là gì?

Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề nhức nhối ở tất cả các nước trên thế giới hiện nay. Tại Việt Nam, ô nhiễm môi trường đã và đang trở thành đề tài được bàn luận sôi nổi ở các cuộc họp của chính phủ, các diễn đàn bảo vệ môi trường.

Ô nhiễm môi trường nếu không được giải quyết và xử lý kịp thời thì sẽ là nguyên nhân dẫn tới nhiều hệ lụy nghiêm trọng tới sức khỏe, cuộc sống của con người và nền kinh tế của đất nước.

Hiểu một cách đơn giản thì ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất của một thành phần nào đó của môi trường theo chiều hướng xấu đi, không phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, động - thực vật.

Ô nhiễm môi trường là gì?

Ô nhiễm môi trường là gì?

2. Phân loại ô nhiễm môi trường?

Để giúp bạn giải đáp "Có mấy loại ô nhiễm môi trường?", bạn đọc tiếp bài viết sau nhé! Hiện nay, theo đánh giá các các chuyên gia về môi trường, Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đang phải đối mặt với 7 loại ô nhiễm môi trường dưới đây:

  • Ô nhiễm môi trường đất: Là hiện tượng mà một khu vực đất bị nhiễm bẩn do các hóa chất cũng như các chất thải xả ra bên ngoài, ngấm vào trong lòng đất và gây ô nhiễm.
  • Ô nhiễm môi trường nước: Đây là tình trạng mà các chất thải, hóa chất độc hại thải trực tiếp ra sông, suối, ao, hồ mà không được xử lý nghiêm ngặt, từ đó khiến cho nguồn nước bị nhiễm bẩn và vô cùng độc hại. Ô nhiễm môi trường đã khiến cho nhiều loài sinh vật biển, động vật bị suy giảm, kéo theo đó là vấn đề sức khỏe của con người bị ảnh hưởng trầm trọng.
  • Ô nhiễm không khí: Khi khói thải từ các nhà máy sản xuất, khu công nghiệp, phương tiện giao thông xả ra bên ngoài môi trường với một tần suất lớn và dày đặc thì sẽ khiến cho môi trường bị ô nhiễm không khí.
  • Ô nhiễm tiếng ồn: Là một dạng ô nhiễm gây ra khá nhiều phiền phức cho cuộc sống của con người. Ô nhiễm tiếng ồn có thể đến từ tiếng còi xe inh ỏi của các phương tiện giao thông, đến từ các công trình xây dựng, các hoạt động sửa chữa và khai thác.
  • Ô nhiễm tầm nhìn: Đây là hiện tượng mà cuộc sống của chúng ta bị cản trở tầm nhìn bởi các yếu tố từ các công trình, tòa nhà cao tầng, sương mù dày đặc, bụi mịn,.... tạo ra cảm giác khó chịu cho con người.
  • Ô nhiễm nhiệt: Đây là hiện tượng nhiệt độ của nước bị thay đổi và giảm sút chất lượng. Khi mực nước dâng cao và tiếp xúc gần với ánh sáng mặt trời sẽ làm thay đổi nhiệt độ.

Khi các nhà máy đưa nước vào làm chất làm mát, khiến cho nhiệt độ bị thay đổi đột ngột khi nước trở lại môi trường bình thường và làm cho các vi sinh vật dưới nước khó có thể thích nghi hoặc chết do sốc nhiệt.

Nguyên nhân của ô nhiễm nhiệt đến từ các hoạt động như xây dựng, sản xuất, giao thông,... của con người làm biến đổi khí hậu và sự nóng lên của Trái Đất cũng làm cho ô nhiễm nhiệt xảy ra.

  • Ô nhiễm ánh sáng: Vấn đề ô nhiễm này thường xảy ra ở các quốc gia và thành phố lớn, ở nơi mà các tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại, siêu thị có nhiều ánh đèn màu đan xen vào nhau với số lượng lớn. Điều này đã khiến cho chúng ta bị lóa mắt, ảnh hưởng lớn đến tầm nhìn của người tham gia giao thông.

Có mấy loại ô nhiễm môi trường?

Có 7 loại ô nhiễm môi trường 

3. Ô nhiễm môi trường trên thế giới và ở Việt Nam đang diễn ra như nào?

Ô nhiễm môi trường là vấn đề cấp bách của nhiều nước trên thế giới và ở cả Việt Nam. Tại nước ta, thực trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra ngày một nghiêm trọng.

Theo một báo cáo và thống kê cho thấy, tại Việt Nam có tới 183 khu sản xuất công nghiệp thì có khoảng 60% chưa có hệ thống xử lý nước thải, rác thải và khí thải, từ đó làm ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của con người và động - thực vật.

Bên cạnh đó, tại các khu đô thị, chỉ có khoảng 60% - 70% các chất thải rắn được thu gom. Các nguồn thoát nước, xử lý nước thải thường không được xử lý mà đã bị xả trực tiếp ra bên ngoài môi trường.

Ô nhiễm môi trường trên thế giới và Việt Nam

Ô nhiễm môi trường diễn ra trầm trọng trên thế giới và Việt Nam

Ở trên thế giới, đa số các quốc gia đều gặp phải nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường khác nhau. Theo đó, có 5 quốc gia được đánh giá là có mật độ ô nhiễm nặng nề và nguy hiểm nhất hiện nay:

Indonesia: Theo ghi nhận, hằng năm đất nước này có tới 123.753 người tử vong do ô nhiễm không khí, khoảng 60.040 người tử vong vì ô nhiễm nguồn nước, 32.850 người tử vong do tiếp xúc với khí thải. Điều này đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng trong đó phải kể đến vấn nạn phá rừng cao đến tận 40% trong vòng 50 năm qua.

Nhật Bản: Được biết đến là một quốc gia đáng sống ở trên thế giới, thế nhưng vì sự đô thị hóa, công nghiệp hóa, sự lạc hậu trong xây dựng hệ thống thoát nước cùng các chính sách khác đã dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường.

Trung Quốc: Với số dân đông bậc nhất thế giới, cùng với nhiều hoạt động kinh doanh và sản xuất đã khiến cho đất nước này phải sống trong tình trạng bụi mịn cực kỳ độc hại, với hàm lượng CO2 cực cao.

Mỹ: Tuy là một cường quốc lớn trên thế giới, nhưng Mỹ lại có mức độ ô nhiễm vô cùng nghiêm trọng. Người ta, đã ước tính có đến khoảng 50% chất độc ở trong không khí gây ra vấn đề ô nhiễm không khí tại quốc gia này. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng tử vong đường hô hấp.

Ấn Độ: Tại nhiều khu vực của đất nước này, thậm chí người dân đang phải sử dụng nguồn nước bẩn mỗi ngày. Trong một kết quả phân tích mẫu nước, người ta đã thấy được hàm lượng vi khuẩn Coli cao tới hơn 3000%. Ô nhiễm môi trường đã làm ảnh hưởng nặng nề đến nền nông nghiệp và năng suất lúa của quốc gia này.

4. Nguyên nhân dẫn tới ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Trong đó, phải kể đến sự thiếu ý thức của người dân, sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan ban ngành, các vấn đề về thiên nhiên,...

Về ý thức của người dân: Nhiều người hiện nay thường có thói quen xả rác không đúng nơi quy định; xả nước thải sinh hoạt trực tiếp ra bên ngoài môi trường, kể cả là chất thải rắn; tự ý đốt rác thải như bao bì nilon, rơm rạ; xử lý xác chết động vật như gà, vịt, lợn không đúng nơi quy định; chặt phá khai thác rừng quá mức,...

Về phía các cơ quan ban ngành: Nhiều cơ quan quản lý không thực sự nghiêm ngặt trong việc xử phạt các doanh nghiệp xả thải ra bên ngoài môi trường. Không thường xuyên tổ chức kiểm tra, răn đe các nhà máy, xí nghiệp sản xuất,... Nước thải từ đây bị đổ thẳng trực tiếp ra bên ngoài môi trường mà không được thông qua xử lý.

Một nguyên nhân nữa cũng khiến cho môi trường bị ô nhiễm là do yếu tố thiên nhiên. Các hiện tượng như động đất, sóng thần, bão lũ, vòi rồng,... làm biến đổi các tính chất và thay đổi cấu trúc của đất, từ đó dẫn tới nhiều hiện tượng ô nhiễm môi trường nói chung.

5. Ô nhiễm môi trường gây ra những hậu quả nào?

Ô nhiễm môi trường dẫn đến rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Tùy vào mức độ ô nhiễm môi trường mà nó sẽ gây ra hậu quả tiêu cực đến sức khỏe của con người, môi trường sống và các vấn đề về kinh tế - xã hội.

Ô nhiễm môi trường và hậu quả

Ô nhiễm môi trường gây hậu quả tới sức khoẻ con người, môi trường sống

Về vấn đề sức khỏe của con người: Ô nhiễm môi trường tác động trực tiếp qua con đường ăn uống và tiếp xúc với những khu vực bị ô nhiễm môi trường nước hoặc đất. Khi này, sẽ dẫn đến rất nhiều loại bệnh nguy hiểm như tiêu chảy, viêm gan, dịch tả, thiếu máu,... và nhiều bệnh lý liên quan tới hệ hô hấp và đường tiêu hóa.

Về môi trường sống, ô nhiễm môi trường có thể dẫn tới các hiện tượng mưa axit, khiến cho các loài động - thực vật không thể sinh sôi và phát triển.

Ô nhiễm môi trường gây ra những tiêu cực đến vấn đề kinh tế - xã hội. Môi trường bị ô nhiễm sẽ khiến cho vấn đề cảnh quan của đất nước đó bị ảnh hưởng, từ đó có thể khiến cho sự phát triển của ngành du lịch bị cản trở. Đồng thời, các chi phí về xử lý ô nhiễm môi trường cũng trở nên tốn kém, làm ảnh hưởng đến ngân sách quốc gia.

5. Biện pháp cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường nếu không có những biện pháp xử lý nhanh chóng và kịp thời thì sẽ dẫn đến nhiều hệ quả nguy hiểm, nặng nề. Nếu không nâng cao ý thức và sự trách nhiệm ngay từ bây giờ thì môi trường sống sẽ bị hủy hoại hoàn toàn.

Một số giải pháp mà chúng ta có thể áp dụng để cải thiện chất lượng môi trường như:

  • Vứt rác đúng nơi quy định, phân loại và xử lý rác thải trước khi xả ra bên ngoài môi trường.
  • Hạn chế sử dụng các sản phẩm làm từ nhựa, chuyển dịch xu hướng sang sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, dễ phân hủy.
  • Không sử dụng các hóa chất tẩy rửa có nồng độ mạnh, giảm thiểu việc sử dụng thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu trong trồng trọt.
  • Tích cực dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa và khu vực sinh sống. Trồng thêm cây xanh, góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc.
  • Nâng cao ý thức và tuyên truyền ý bảo vệ môi trường cho người dân.
  • Xử lý triệt để các hành vi xả thải chưa qua xử lý ra bên ngoài môi trường. Đặc biệt là ở các khu vực nhà máy sản xuất, xí nghiệp,...
  • Sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường như máy năng lượng mặt trời 100% không sử dụng điện năng, hoặc bể phốt của Sơn Hà giúp xử lý nước thải sinh hoạt hiệu quả trước khi xả thải ra môi trường.

Ô nhiễm môi trường và cách khắc phục

Thái dương năng và bể phốt Sơn Hà giúp cải thiện ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường là một thực trạng cấp bách ở trên toàn thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Để môi trường được cải thiện, mỗi người trong chúng ta cần phải nâng cao ý thức và sự trách nhiệm hơn nữa.

Hy vọng, bài viết trên đây đã mang được đến cho bạn cái nhìn tổng quan về ô nhiễm môi trường là gì cùng với những thực trạng, nguyên nhân và hậu quả về ô nhiễm môi trường!

Bài viết khác

Sản phẩm đã xem

Chat ngay qua Messenger Chat ngay qua Zalo