Ngày nay, ô nhiễm không khí đang ngày càng trở thành mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Tình trạng này đã và đang trở thành một vấn đề nhức nhối của nhiều nước và chưa có biện pháp để giải quyết triệt để.
Để hiểu hơn về ô nhiễm không khí là gì cũng những nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục hiện tượng này, Sonha.net.vn mời bạn theo dõi và tham khảo ngay bài viết chi tiết dưới đây của chúng tôi!
1. Ô nhiễm không khí là gì?
Ô nhiễm không khí là một vấn đề đáng báo động ở nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay. Biểu hiện của tình trạng ô nhiễm là sự thay đổi của các thành phần trong không khí như khói, bụi, hơi và một số loại khí lạ xâm nhập vào không khí.
Từ đó, sẽ dẫn đến các hậu quả như làm giảm tầm nhìn, biến đổi khí hậu, phát sinh các mùi khó chịu. Những điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, đời sống của con người cũng như của các loài động, thực vật trên thế giới.
Không khí cần thiết cho sự sống của con người cũng như các sinh vật trên thế giới, nó bao quanh cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Chính vì vậy, không khí khi bị ô nhiễm sẽ làm tác động tới mọi hoạt động trong đời sống xã hội.
Con người là một trong những yếu tố hàng đầu dẫn đến việc không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng như hiện nay, do vậy mỗi người cần phải nâng cao ý thức và hành động của mình để cải thiện môi trường sống nói chung cũng như tình trạng ô nhiễm không khí nói riêng.
Ô nhiễm không khí là tình trạng thay đổi các thành phần trong không khí như khói, bụi
2. Thực trạng ô nhiễm không khí trên thế giới và ở Việt Nam
Vấn đề ô nhiễm không khí hiện nay xảy ra rộng rãi cả ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Rất nhiều cảnh báo cũng như biện pháp của chính phủ được đưa ra để cải thiện chất lượng không khí, thế nhưng thực trạng này vẫn diễn ra rất phổ biến và được biểu hiện cụ thể như sau:
2.1. Tình trạng ô nhiễm không khí trên thế giới
Theo báo cáo và đánh giá Tình trạng không khí toàn cầu năm 2020 công bố ngày 21/10 của Viện Ảnh hưởng Sức khỏe (HEI) và Viện Đo lường, Đánh giá Sức khỏe (IHME) của Đại học Washington và Đại học British Columbia cho thấy, thực trạng ô nhiễm không khí đã diễn ra từ rất lâu và rất nguy hại. Tuy nhiên, cho đến hiện nay chúng ta vẫn chưa có một biện pháp cụ thể nào đó để khắc phục triệt để vấn đề ô nhiễm không khí này.
Theo dữ liệu mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố mới nhất còn cho thấy gần như toàn bộ 99% dân số trên thế giới đang phải sống chung với bầu không khí có chứa hàm lượng chất ô nhiễm cao.
WHO còn chỉ ra rằng người dân ở 6000 thành phố của 117 quốc gia hiện đang phải hít thở các hạt bụi mịn và nitơ đioxit ở mức nguy hiểm, đặc biệt là những người đang sinh sống ở các nước có thu nhập thấp hoặc trung bình là đối tượng phải tiếp xúc nhiều nhất với không khí bị ô nhiễm.
6000 thành phố của 117 quốc gia đang hít các hạt bụi mịn và nitơ đioxit ở mức nguy hiểm
Nguồn gốc của ô nhiễm không khí được hình thành chủ yếu từ các hạt bụi mịn có đường kính 2.5 micron (PM 2.5), nên chúng rất dễ dàng xâm nhập vào phổi và máu của cơ thể con người gây ra các vấn đề bệnh liên quan tới đường hô hấp như tim mạch, mạch máu não, hen suyễn, khó thở, khò khè,... Chính vì điều này mà hằng năm ở trên thế giới có tới hơn 7 triệu ca tử vong liên quan tới ô nhiễm không khí.
2.2. Ô nhiễm không khí ở Việt Nam
Như đã trình bày ở trên, thực trạng ô nhiễm không khí là vấn đề diễn ra ở trên toàn cầu và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Theo một báo cáo thường niên về chỉ số môi trường do tổ chức Môi trường Mỹ thực hiện, Việt Nam bị đánh giá là một trong 10 nước có tình trạng ô nhiễm không khí hàng đầu tại Châu Á, tiêu biểu là mức ô nhiễm không khí với các hạt bụi mịn ở mức PM 10 và PM 2.5.
Ô nhiễm không khí ở Việt Nam là một trong 10 nước có tình trạng ô nhiễm hàng đầu châu Á
Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trong những địa điểm bị ô nhiễm không khí nặng nề nhất cả nước, tại nhiều thời điểm bụi mịn có thể đạt ở mức PM 2.5 và bao phủ cả một bầu trời khiến cho tầm nhìn của người đi đường bị hạn chế cũng như sức khỏe của con người bị ảnh hưởng tiêu cực.
Theo báo cáo chất lượng không khí toàn cầu của IQAir năm 2022, nồng độ bụi mịn PM 2.5 tại Việt Nam của năm 2021 là 24,7 μg/m3, có xu hướng giảm so với năm 2019 và 2020. Thế nhưng, khi so sánh với các nước ở khu vực Đông Nam Á, thì Việt Nam xếp thứ 5 trên 9 quốc gia, xét trên toàn thế giới thì Việt Nam xếp thứ 35/117 quốc gia có nồng độ PM 2.5.
Cũng theo báo cáo này còn cho thấy, trong quý 1 và quý 2 của năm 2021, tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có sự cải thiện rõ nét. Theo kết quả tính toán AQI thì cả hai thành phố này đều duy trì ở mức thấp và trung bình.
Nguyên nhân được đưa ra do sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19, người dân thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị của chính phủ đã giúp cho các phương tiện lưu thông được giảm đi đáng kể, vì vậy mà mức độ ô nhiễm không khí được cải thiện phần nào.
2.2.1. Tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội
Tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội hiện bị ảnh hưởng rất lớn từ các nguồn bên ngoài, cụ thể thì có ⅓ lượng bụi mịn PM 2.5 sinh ra trực tiếp từ các nguồn thải trên địa bàn thành phố, ⅔ lượng bụi mịn còn lại đến từ các tỉnh thành và khu vực Đồng Bằng Sông Hồng, lan truyền từ xa và các nguồn tự nhiên. Trên thực tế cũng cho thấy, nồng độ bụi mịn dạng hạt PM 2.5 và PM 10 đều cao hơn QCVN 05 (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh).
Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mức độ ô nhiễm không khí ở Hà Nội diễn ra theo mùa. Vào mùa hè từ khoảng tháng 5 - tháng 9 ở Hà Nội thường có mức độ ô nhiễm dạng hạt thấp hơn rất nhiều so với mùa đông vào khoảng tháng 10 - tháng 2. Hiện tượng nghịch nhiệt, nhất là vào mùa đông khiến cho mức độ ô nhiễm ban đêm có thể cao hơn khoảng 2 lần trong ngày.
2.2.2. Tình trạng ô nhiễm không khí ở Tphcm
Tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, mức độ ô nhiễm không khí cũng được chỉ ra rằng có nồng độ đạt ở mức PM 2.5. Nguyên nhân được cho là do các hoạt động từ phương tiện giao thông, sản xuất công nghiệp, sinh hoạt và thương mại của người dân.
Theo bản đồ của ứng dụng quan trắc không khí PAM Air, Air Visual, Healthy Air thì có tới rất nhiều điểm đo là màu cam (có hại cho nhóm nhạy cảm), màu đỏ (có hại cho sức khỏe). Các điểm đo xuất hiện rải rác ở các quận 12, quận Gò Vấp, Tân Phú, huyện Bình Chánh,... Chất lượng không khí xuống thấp bao phủ cả một bầu trời khiến tầm nhìn cũng như sức khỏe của người dân bị ảnh hưởng phần nào.
3. Ô nhiễm không khí nguyên nhân do đâu?
Ô nhiễm không khí bắt nguồn từ rất nhiều các nguyên nhân khác nhau, tiêu biểu như là do hoạt động sản xuất của con người, phương tiện giao thông, hoạt động thu gom xử lý rác thải,... Ngoài ra nó cũng còn bắt nguồn từ một số nguyên nhân đến từ tự nhiên như là cháy rừng, núi lửa phun trào, lốc xoáy,...
3.1. Trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp
Các nhà máy và các khu công nghiệp mọc lên ngày càng nhiều là một trong những lý do khiến cho khói, bụi và khí thải độc hại như CO, CO2, SO2,... từ quá trình sản xuất gây nên tình trạng ô nhiễm không khí trên diện rộng. Bên cạnh đó, trong nông nghiệp việc lạm dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa hóa và các hoạt động đốt rơm, rạ cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm không khí nặng nề.
Sản xuất công, nông nghiệp tạo ra các chất thải độc hại gây ô nhiễm không khí
3.2. Phương tiện giao thông
Với số lượng các phương tiện giao thông ngày càng tăng cao và di chuyển dày đặc nên lượng khí thải từ ô tô, xe máy xả thải ra ngoài môi trường cũng vô cùng nhiều. Nhất là đối với những phương tiện cũ với máy móc hoạt động lâu đời thì lượng khí thải càng lớn.
Thông thường, các phương tiện giao thông thường xả ra không khí các chất độc hại như CO, NO2, SO2, VOC,... Theo một báo cáo của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), các phương tiện giao thông chiếm đến 23,34% lượng carbon mỗi năm.
3.3. Thu gom, xử lý rác thải
Hiện nay, một bộ phận người dân vẫn còn rất thiếu ý thức trong việc xả rác bừa bãi ra ngoài môi trường, điều này đã làm cho rác thải không được tập kết và xử lý đúng như quy định, khiến cho mùi hôi thối phát tán ra bên ngoài. Bên cạnh đó, một phần cũng do các phương pháp xử lý rác thải thủ công ở nước ta hiện nay làm cho không khí trở nên ô nhiễm trầm trọng hơn.
3.4. Các hoạt động sinh hoạt
Tại nhiều khu vực của Việt Nam, đặc biệt là vùng nông thôn thì nhiều gia đình vẫn giữ thói quen đun nấu bằng bếp củi. Điều này chính là nguyên nhân sinh ra các lượng khí độc như CO, CO2, NOx, SOx,... làm ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống cũng như chất lượng không khí hằng ngày của con người.
3.5. Xây dựng các cơ sở hạ tầng
Việc xây dựng nhà ở, dự án trung tâm thương mại, chung cơ ở các thành phố lớn như Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh chính là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí nặng nề. Các vật liệu xây dựng phục vụ cho quá trình thi công nếu không được che chắn cẩn thận thì các bụi bẩn sẽ vương vãi ra bên ngoài môi trường và là một trong các tác nhân gây ô nhiễm không khí.
Bên cạnh đó, trong trường hợp vận chuyển vật liệu xây dựng nếu không được bảo vệ cẩn thận thì cũng rất dễ rơi ra ngoài đường làm nguy hiểm đến đến các phương tiện lưu thông trên đường.
Bên cạnh những nguyên nhân do con người tạo ra thì cũng có một số nguyên nhân đến từ tự nhiên, cụ thể như sau:
3.6. Do gió bụi
Lượng khí thải khi chưa được thông qua xử lý, khi gặp phải các cơn gió nó sẽ đưa các hạt bụi bẩn này đi xa hàng trăm kilomet. Từ đây, sự ô nhiễm cũng sẽ được lan ra một diện rộng hơn làm ảnh hưởng trực tiếp đến sinh vật và con người.
3.7. Từ lốc xoáy, bão
Sau mỗi trận bão lớn, lượng khí thải NOx đều sản sinh ra rất lớn và khiến cho tỷ lệ ô nhiễm bụi mịn PM 2.5 và PM 10 tăng cao.
3.8. Núi lửa phun trào
Hiện tượng núi lửa phun trào sẽ làm cho các khí lưu huỳnh, clo, metan,... ở sâu bên trong lớp dung nham bị đẩy ra ngoài, việc này cũng chính là tác nhân khiến cho không khí ngày một ô nhiễm nặng nề.
Ô nhiễm không khí từ núi lửa phun trào do các khí lưu huỳnh, clo, metan ở sâu bên trong bị đẩy ra ngoài
3.9. Cháy rừng
Cháy rừng là một trong những nguyên nhân làm cho lượng Nitơ Oxit ở trong không khí tăng lên một cách đột ngột và đáng kể. Nhất là những đám cháy có quy mô lớn, thời gian dập tắt chúng thường lâu hơn và vì thế mà lượng Nitơ Oxit cũng hòa vào không khí nhiều hơn.
3.10. Vào thời điểm giao mùa
Thời điểm giao mùa là giai đoạn mà bầu trời xuất hiện nhiều lớp sương mù dày đặc khiến cho lớp bụi mịn không thể nào thoát ra được và gây nên tình trạng ô nhiễm không khí ở nhiều khu vực.
4. Ô nhiễm không khí gây ra những hậu quả như thế nào?
Ô nhiễm không khí bắt nguồn từ nhiều lý do khác nhau và vì thế nó cũng gây ra rất nhiều hậu quả không chỉ là ảnh hưởng tới sức khỏe con người mà còn là những tác động tiêu cực đến động, thực vật.
- Đối với con người: Khi phải sinh sống ở một khu vực có mức độ ô nhiễm không khí trong một thời gian dài thì rất có thể sẽ mắc các bệnh liên quan tới đường hô hấp như dị ứng, viêm phổi,... nguy hiểm là tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, ung thư, đột quỵ,...
Với nam giới thì sẽ gia tăng khả năng mắc các bệnh tiểu đường, tổn hại về da về mắt, thậm chí có thể là gây vô sinh. Với trẻ em thì sẽ có nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh từ khi còn ở trong bụng mẹ, giảm IQ hay dậy thì sớm ở các bé gái.
- Đối với động, thực vật: Ô nhiễm không khí làm sản sinh ra một lượng Flo lớn, đây là một loại khí độc hại khiến cho nhiều loại động vật, vi sinh vật nhiễm độc cực nhanh. Hơn nữa, các loại khí thải vào bên trong không khí như lưu huỳnh dioxit, chì, flo, nito dioxit,... làm giảm đi sức đề kháng của các loại động vật, Đồng thời thực vật cũng sẽ không có đủ lượng oxy đi quang hợp làm cho khả năng thoát nước suy giảm, sâu bệnh hoành hành nhiều hơn.
Ô nhiễm không khí gây ra các bệnh liên quan tới đường hô hấp
Các hiện tượng biến đổi khí hậu, mưa axit, hiệu ứng nhà kính xảy ra do ô nhiễm môi trường không khí gián tiếp tác động lên các loài thực vật. Cây thiếu thức ăn là các chất dinh dưỡng, vi sinh vật, canxi,... Bên cạnh đó, mưa axit cũng làm giải phóng ion nhôm vào nước làm hại rễ cây, giảm khả năng hấp thu dưỡng chất của chúng, đồng thời ăn mòn lớp bảo vệ sáp của lá cây khiến cho chúng chết dần chết mòn.
5. Một vài biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí
Có thể thấy ô nhiễm không khí làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe của con người cũng như các loài động, thực vật ở trên thế giới. Vì vậy, để cải thiện tình trạng này, trước tiên mỗi người trong chúng ta cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường hơn nữa, đồng thời áp dụng các biện pháp dưới đây:
- Trồng nhiều cây xanh: Đẩy mạnh việc trồng cây, phủ xanh đất trống đồi trọc để cây xanh có thể hấp thụ các chất độc hại và khí CO2. Bên cạnh đó, ở trong nhà nên trồng thêm các loại cây thanh lọc không khí cây thường xuân, cây lưỡi hổ, cây tuyết tùng,...
- Xử lý rác thải đúng tiêu chuẩn: Vứt rác đúng nơi quy định, áp dụng các công nghệ xử lý rác thải tân tiến trước khi xả thải ra ngoài môi trường.
- Hạn chế sử dụng hóa chất trong hoạt động nuôi trồng: Nên áp dụng các biện pháp sinh học cùng công nghệ sạch, an toàn với môi trường, hạn chế sử dụng các chất hóa học và thuốc trừ sâu.
- Ưu tiên sử dụng các phương tiện giao thông thân thiện với môi trường: Tích cực sử dụng các phương tiện công cộng như xe bus, xe bus điện hoặc xe máy điện để giảm thiểu tối đa lượng khí xả thải bên ngoài môi trường mỗi ngày. Đối với những các đời xe cũ thì cần bảo dưỡng hoặc thay thế để hạn chế lượng khí thải độc hại.
- Hướng tới sử dụng các sản phẩm tiết kiệm nhiên liệu: Lắp đặt máy nước nóng năng lượng mặt trời thái dương năng cũng chính là một trong những giải pháp hàng đầu hiện nay để bảo vệ môi trường, sâu xa hơn là hạn chế được tình trạng ô nhiễm không khí. Máy nước nóng năng lượng mặt trời hoạt động theo nguyên lý không sử dụng điện năng, nên nó vừa có thể tiết kiệm điện vừa giúp bảo vệ môi trường một cách tốt nhất. Với tuổi thọ sử dụng lớn cùng mức giá thành hợp lý, ưu đãi nên máy nước nóng năng lượng mặt trời đang ngày càng là một trong những dòng sản phẩm được người tiêu dùng săn đón hàng đầu hiện nay.
Sử dụng thái dương năng là một giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường
Để được tư vấn và đặt mua bình nước nóng năng lượng mặt trời giá tốt - chính hãng, bạn có thể liên hệ tới HOTLINE 0969.26.90.90 để được đội ngũ tư vấn của Sonha.net.vn tư vấn và hỗ trợ giải đáp thắc mắc.
Ô nhiễm không khí bắt nguồn từ rất nhiều những nguyên nhân khác nhau và nó cũng để lại các hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe của con người, động vật, thực vật,... Chính vì vậy, mỗi người trong chúng ta cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường hơn nữa, đồng thời áp dụng các biện pháp cải thiện chất lượng không khí để cuộc sống được trong lành và an toàn.