Nguồn nước ngọt từ sông, suối, ao, hồ,... hay nước mặn từ biển và đại dương đang bị đánh giá là có mức độ ô nhiễm ngày một nghiêm trọng. Nguyên nhân được cho là từ các hoạt động sinh hoạt của con người, hoạt động sản xuất và các yếu tố từ tự nhiên như thiên tai, bão lũ đã làm ảnh hưởng xấu đến môi trường nước.
Mời bạn hãy cùng với Sơn Hà chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn về thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và giải pháp khắc phục ô nhiễm nguồn nước ngọt biển và đại dương nhé!
1. Thực trạng ô nhiễm nguồn nước ngọt biển và đại dương trên thế giới và Việt Nam
Ô nhiễm nguồn nước ngọt biển và đại dương là một vấn đề nhức nhối mà nhiều quốc gia trên thế giới vẫn chưa thể tìm ra được cách xử lý và giải quyết triệt để. Thực trạng này đang diễn ra ngày một phổ biến và rộng rãi ở trên toàn thế giới, trong đó có cả Việt Nam.
1.1. Trên thế giới
Tại nhiều khu vực trên thế giới, nhiều ao, hồ, sông, suối gặp phải tình trạng tắc nghẽn và không thể lưu thông do nguồn nước có quá nhiều rác thải. Theo thời gian, những khu vực này không được xử lý thì nguồn nước độc hại sẽ phân tán và xâm nhập vào nguồn nước ngọt, nước biển và đại dương gây ra tình trạng ô nhiễm trên diện rộng.
Từ đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của con người. Không những vậy, ô nhiễm nguồn nước ngọt biển và đại dương nghiêm trọng còn làm ảnh hưởng tới bộ mặt và sự phát triển kinh tế của cả một quốc gia đó.
Ô nhiễm nguồn nước ngọt biển đại dương trên thế giới rất phổ biến
Một quốc gia càng phát triển thì sẽ kéo theo tốc độ ô nhiễm nguồn nước ngọt biển đại dương của chính nơi đó. Hãy thử tưởng tượng rằng, khi một đại dương rộng lớn bị ô nhiễm thì trước tiên sẽ có hàng nghìn, hàng triệu sinh vật lớn nhỏ tồn tại bị ảnh hưởng và không thể sinh sống cũng như phát triển.
Bên cạnh đó, ô nhiễm nguồn nước ngọt biển và đại dương đang lấy đi rất nhiều sự sống cũng như đe dọa tới tính mạng của các loài thủy sinh. Ô nhiễm nước ngọt biển đại dương chủ yếu đến từ nguồn chất thải ở trong đất liền hay từ các hoạt động giao thông đường biển gây ra.
Điển hình như tại Ấn Độ, dòng sông Hằng nơi đây được đánh giá là ở trong tình trạng ô nhiễm trầm trọng. Dòng sông này là nơi chứa nhiều loại chất thải công nghiệp chưa qua xử lý, xác chết hỏa táng và cũng là nơi mà các tín đồ hồi giáo ở Ấn Độ thường xuyên tụ tập để tắm sông.
Mặc dù, chính phủ Ấn Độ đã hỗ trợ đến 3 tỷ USD, thế nhưng việc làm cho nước sông Hằng được sạch và cải thiện hơn nhưng vẫn gặp phải nhiều vấn đề về thiết kế cũng như tìm vị trí thích hợp để xây dựng các nhà máy xử lý nước thải.
1.2. Ở Việt Nam
Ô nhiễm nguồn nước ngọt biển và đại dương vẫn đang là một vấn đề hết sức quan ngại đối với các bộ ban ngành. Dưới sự tác động của quá trình đô thị hóa và tình trạng gia tăng dân số nên ô nhiễm nguồn nước ngày càng trở nên trầm trọng.
Ô nhiễm nguồn nước biển ngọt đại dương ở Việt Nam diễn ra ở các thành phố lớn
Theo tính toán, lượng nước thải một ngày mà khu công nghiệp Tham Lương - TP. Hồ Chí Minh xả ra có thể lên đến 500.000m3. Lượng nước thải từ các cơ sở sản xuất giấy, gang thép, luyện kim tại Thái Nguyên ước tính chiếm khoảng 15% lưu lượng sông Cầu vào mùa cạn.
Thực trạng ô nhiễm nguồn nước ngọt biển đại dương xảy ra phổ biến và rộng rãi nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh,... Vì hệ thống xử lý nước thải thường xuyên ở trong tình trạng quá tải nên nguồn nước thải tại những nơi đây đã bị xả trực tiếp ra bên ngoài sông, suối, ao, hồ,...
Đặc biệt, ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam hiện nay đang đứng thứ 4 trên thế giới. Ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam diễn ra trên quy mô rộng ở khắp 28 tỉnh thành vùng ven biển, nhất là ở Đà Nẵng, Nha Trang và từ các sự cố ô nhiễm môi trường biển ở miền Trung.
2. Nguyên nhân chính ô nhiễm nguồn nước ngọt biển đại dương
Ô nhiễm nguồn nước ngọt biển và đại dương bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, một trong số đó phải kể đến những vấn đề dưới đây:
3 nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm nguồn nước ngọt biển và đại dương
2.1. Nguồn nước thải từ các khu công nghiệp
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển, đồng nghĩa với việc các nhà máy và khu công nghiệp mọc lên ngày càng nhiều. Từ đó dẫn tới việc một lượng nước thải lớn với nhiều hóa chất, tạp chất và kim loại nặng độc hại bị xả thải trực tiếp ra bên ngoài môi trường.
Đáng chú ý hơn nữa, hiện nay chưa thực sự có nhiều nhà máy sản xuất xây dựng hệ thống xử lý nước thải, điều này càng làm cho chất lượng nguồn nước bị giảm sút và ô nhiễm nghiêm trọng.
2.2. Từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp
Nguồn nước thải từ các hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm như trâu, bò, lợn, gà,... tại các vùng nông thôn thường bị xả trực tiếp ra bên ngoài mà không qua bất cứ một hệ thống xử lý nào. Nguyên nhân được cho là ở những vùng thôn quê điều kiện kinh tế và cơ sở vật chất vẫn chưa thực sự được chú trọng và đầu tư.
Bên cạnh đó, việc người dân sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ để kích thích tăng trưởng cho cây trồng cũng sẽ khiến cho nguồn nước bị ô nhiễm.
2.3. Do lượng rác thải y tế
Trong rác thải y tế có chứa rất nhiều những mầm bệnh, virus nguy hiểm đến từ các hoạt động như khám chữa bệnh, phẫu thuật, phòng thí nghiệm,... Hằng ngày, một bệnh viện phải tiếp nhận và khám chữa bệnh cho rất nhiều người, chính vì vậy lượng nước thải ra là vô cùng lớn.
Hãy thử tưởng tượng các bệnh viện này khi không xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn thì nguồn nước này khi bị xả ra bên ngoài môi trường sẽ nguy hiểm đến cuộc sống và sức khỏe của con người như thế nào.
Bên cạnh đó, ô nhiễm nguồn nước ngọt biển đại dương còn đến từ những nguồn từ tự nhiên như xác chết của động vật bị phân hủy trong thời gian dài và ngấm sâu vào trong lòng đất, trong mạch nước ngầm rồi từ đó ảnh hưởng tới nguồn nước biển và đại dương.
Ngoài ra, những tác nhân từ thiên tai và bão lũ cũng khiến cho nguồn nước bị ô nhiễm, sau đó lẫn vào nguồn nước sạch và dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngọt cục bộ. Không những vậy, nguyên nhân chủ yếu nhất vẫn đến từ các tác động của con người dù là chủ quan hay khách quan.
3. Hệ quả của tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngọt biển và đại dương
Ô nhiễm nguồn nước ngọt biển và đại dương không chỉ gây ra những hậu quả liên quan tới sức khỏe của con người, động - thực vật mà còn ảnh hưởng tới nền kinh tế của một đất nước.
3 nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm nguồn nước ngọt biển đại dương
3.1. Sức khỏe của con người
Ô nhiễm nguồn nước là nguồn gốc phát sinh ra một số căn bệnh liên quan tới đường tiêu hóa, đường ruột như tiêu chảy, táo bón,... hoặc một số bệnh như viêm da hay nguy hiểm hơn có thể là ung thư.
Đặc biệt, những người dân sinh sống ở gần khu vực có nguồn nước ngọt, biển và đại dương bị ô nhiễm là các đối tượng dễ mắc bệnh nhất.
3.2. Các loài động - thực vật không thể phát triển
Nước là điều kiện tất yếu để các loài động - thực vật phát triển. Vì vậy, khi không đảm bảo được một môi trường nước an toàn thì các loài động - thực vật cũng không thể nào sinh sống được.
Đặc biệt là những loài sinh vật sống ở dưới nước, ô nhiễm nguồn nước ngọt biển và đại dương có thể sẽ là tác nhân chính dẫn tới sự biến mất của nhiều loài sinh vật quý hiếm hiện nay.
3.3. Nền kinh tế ảnh hưởng nặng nề
Ô nhiễm nguồn nước ngọt biển và đại dương sẽ gây ra những tổn hại về kinh tế cho một đất nước vì phải tốn kém nhiều chi phí để xử lý cũng như ngăn ngừa ô nhiễm. Bên cạnh đó là những khoản chi phí đắt đỏ để thuê nhân công và xây dựng hệ thống xử lý.
4. Giải pháp để khắc phục ô nhiễm nguồn nước ngọt biển đại dương
Để cải thiện tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngọt biển và đại dương, trước hết vẫn cần tới sự ý thức và tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phải tiến hành áp dụng một số biện pháp như sau:
- Xử lý nước thải và phân loại rác thải trước khi xả ra bên ngoài môi trường.
- Các khu công nghiệp, doanh nghiệp và nhà máy sản xuất cần phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải đúng quy trình.
- Thực hiện nông nghiệp xanh, tránh việc lạm dụng thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu.
- Các bộ ban ngành cần tiến tới thống nhất và có những bộ luật cũng như những chính sách để chống ô nhiễm nguồn nước.
- Mỗi gia đình cần tích cực sử dụng các thiết bị và sản phẩm thân thiện với môi trường, đơn cử như là bể phốt đúc sẵn của Sơn Hà để xử lý nước thải sinh hoạt an toàn trước khi xả ra môi trường ao, hồ, sông, suối bên ngoài.
Bể tự hoại Sơn Hà khắc phục ô nhiễm nguồn nước ngọt biển và đại dương
Ô nhiễm nguồn nước ngọt biển và đại dương là một vấn đề không phải ngày một ngày hai có thể giải quyết được mà nó cần phải có một kế hoạch và lộ trình cụ thể. Tuy nhiên, trước hết vẫn cần sự chung tay và ý thức của mỗi cá nhân để môi trường nước cải thiện dần dần.
Qua bài viết trên đây, chúng tôi cũng hy vọng rằng bạn đã có được cho mình những kiến thức hữu ích và cụ thể để hiểu hơn về vấn đề này.