Cũng giống như ô nhiễm môi trường đất và ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường nước hiện nay đang là một trong những vấn đề đáng báo động ở trên toàn thế giới, không chỉ riêng Việt Nam.
Để hiểu hơn về ô nhiễm nguồn nước cùng các nguyên nhân, hậu quả và giải pháp để khắc phục tình trạng này, Sơn Hà mời bạn cùng theo dõi và tham khảo ngay bài viết chi tiết nhất dưới đây!
1. Ô nhiễm môi trường nước là gì?
Ô nhiễm môi trường nước là tình trạng nguồn nước ở ao, hồ, sông, suối, kênh, rạch, mạch nước nguồn,... chứa nhiều tạp chất và kim loại độc hại với hàm lượng cao làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của con người và động, thực vật.
Biểu hiện rõ thấy nhất của ô nhiễm nguồn nước là hiện tượng xuất hiện những màu sắc lạ như vàng, đen hoặc nâu đỏ. Ngoài ra, nước cũng có các mùi hôi thối nồng nặc, mùi hôi tanh,... Bề mặt nước có váng, nổi bọt khí và nhiều vi sinh vật bị chết trong nước.
Ô nhiễm nguồn nước là gì?
2. Ô nhiễm nguồn nước trên thế giới đang diễn ra như thế nào?
Khi mà các ngành công nghiệp, nông nghiệp ngày càng phát triển thì cũng đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều hệ lụy kéo theo. Ô nhiễm môi trường nước là một trong số đó, đặc biệt khu vực Châu Á bị đánh giá là có tình trạng nước bị ô nhiễm nặng nề nhất trên thế giới, chất độc ở trong các nguồn nước ở Châu Á thường cao gấp 3 lần so với những khu vực khác.
Tính riêng hàm lượng chì có ở trong nước sông của Châu Á đã cao hơn gấp 20% các khu vực khác của thế giới. Số lượng vi sinh vật của những con sông ở đây cũng cao hơn gấp 3 lần số lượng trung bình của thế giới.
Theo một thống kê của UNEP (United Nations Environment Programme - Chương trình Môi trường Liên hợp quốc) có tới 60% nguồn nước ở các dòng sông tại 3 châu lục là châu Á, châu Phi và châu Âu đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Theo Unicef, 5 quốc gia có nguồn nước đang bị ô nhiễm nhất trên thế giới là Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Philippines, Trung Quốc.
Tại đất nước Bangladesh có gần 1,2 triệu người dân phải sử dụng nguồn nước ô nhiễm hằng ngày và chỉ có khoảng 15% là nước sạch đạt tiêu chuẩn. Tại Ireland, khoảng 30% các con sông đang bị ô nhiễm trong khi tần suất sử dụng nguồn nước từ những con sông này là ngày càng cao.
Ô nhiễm nguồn nước trên thế giới diễn ra nghiêm trọng
Nguy hiểm hơn khi mà những con số ở trên đây chỉ là các thống kê đối với lượng nước ở bề mặt, điều này có thể chứng tỏ rằng ô nhiễm nguồn nước ngầm đang trở thành vấn nạn nghiêm trọng mang tính toàn cầu.
Tại Châu Âu, tuy Mỹ là một đất nước phát triển thế nhưng cũng không nằm ngoài tình trạng ô nhiễm nguồn nước. Theo một thống kê, 40% nguồn nước ở các con sông của nước này ở mức ô nhiễm trong tình trạng báo động, 46% nước hồ ở Mỹ khiến cho các loài thủy sinh không thể sinh sống và tồn tại được.
3. Tình trạng nhiễm môi trường nước ở Việt Nam
Là một quốc gia đang trên đà phát triển nên Việt Nam không cũng không nằm ngoài vấn đề ô nhiễm môi trường nước.
Tại các khu đô thị của nước ta mặc dù đã được ban hành nhiều chính sách, chế tài để bảo vệ nguồn nước, thế nhưng tốc độ ô nhiễm vẫn tiếp tục lan rộng và phát triển.
Đặc biệt là ở các thành phố lớn, nơi tập trung nhiều cơ sở sản xuất và các khu công nghiệp với lượng chất thải lớn. Đơn cử như ở khu công nghiệp Tham Lương - TP. Hồ Chí Minh, nguồn nước ô nhiễm ở vùng này ước tính khoảng 500.000m3/ngày.
Tại khu vực Hà Nội, theo thống kê thì có khoảng 400.000m3 chất thải được xả ra bên ngoài môi trường mỗi ngày. Tuy nhiên lại chỉ có khoảng 10% lượng nước thải đã được xử lý trước đó, còn lại đều được xả thải trực tiếp ra những con sông lớn như sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Đà,...
Chính vì vậy mà chúng ta có thể thấy rằng vấn đề ô nhiễm nguồn nước sông Tô Lịch nhiều năm qua luôn là một vấn đề đáng báo động của thành phố Hà Nội.
Dựa vào quan sát chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy được rằng, nước của sông Tô Lịch đã chuyển từ trạng thái màu xanh sang đục ngầu, đen xì và có mùi hôi thối bốc lên khiến cho cuộc sống của những người dân khu vực nơi đây bị ảnh hưởng.
Ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam diễn ra từ nông thôn đến thành phố lớn
Bên cạnh đó, tại các khu vực nông thôn, là những nơi mà cơ sở hạ tầng, công nghệ xử lý chất thải còn nhiều hạn chế nên lượng nước thải sinh hoạt, chất thải rắn, chất thải từ động thực vật đổ trực tiếp ra ngoài kênh, rạch mà không thông qua xử lý. Theo thời gian, lượng chất thải này sẽ thẩm thấu, ngấm vào mạch nước ngầm và dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước nặng nề, nghiêm trọng.
Theo một báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số lượng vi khuẩn Fecal Coliform được đo lường tại sông Tiền và sông Hậu, trung bình bị biến đổi từ 1.500 - 3.500MPN/100ML lên tới 3.800 - 12.500MPN/100ML ở các kênh tưới tiêu.
Nguyên nhân được cho là do những người dân tại khu vực nơi đây đã quá lạm dụng thuốc trừ sâu vào trong quá trình canh tác nông nghiệp.
Theo một báo cáo của Bộ Y Tế, trung bình mỗi năm ở Việt Nam có đến 9000 người chết do phải sử dụng các nguồn nước bẩn, độc hại và có tới hơn 200.000 trường hợp mắc các bệnh liên quan tới ung thư.
4. Ô nhiễm môi trường nước bắt nguồn từ những nguyên nhân nào?
Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước bắt nguồn từ rất nhiều những vấn đề khác nhau, một trong số đó phải kể đến những nguyên nhân cụ thể dưới đây:
4.1. Ô nhiễm nguồn nước vì lượng nước thải sinh hoạt
Tại Việt Nam hiện nay, việc xử lý nước thải sinh hoạt trước khi đưa ra bên ngoài môi trường vẫn chưa thực sự được chú trọng. Chính vì vậy, nước thải sinh hoạt ở nhiều nơi vẫn được xả trực tiếp ra ao, hồ, sông, suối,... từ đó làm giảm đáng kể lượng oxy trong nước, khiến nguồn nước bị ô nhiễm và làm cho các loài động vật, thực vật không thể sinh sống và phát triển được.
4.2. Ô nhiễm nguồn nước do lượng rác thải y tế
Ở nhiều bệnh viện và cơ sở y tế trên cả nước hiện nay hầu như đều chưa được xây dựng một hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn. Với lượng bệnh nhân rất lớn mỗi ngày kết hợp cùng với các phương thức khám chữa bệnh nên hằng ngày sẽ có một lượng lớn các loại rác thải như thiết bị và dụng cụ y tế được thải ra.
Chính vì vậy nếu không có biện pháp xử lý đúng cách và kịp thời thì quả thực là rất nguy hiểm cho môi trường và sức khỏe của con người.
4.3. Ô nhiễm nguồn nước do quá trình sản xuất nông nghiệp, công nghiệp
Trong nông nghiệp, các nguồn nước thải như phân, nước tiểu của các loài động vật thường được xả trực tiếp ra bên ngoài mà không thông qua bất cứ một hệ thống xử lý nào. Hơn nữa, trong quá trình canh tác, trồng trọt người nông dân cũng sử dụng một lượng hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu,... với hàm lượng vượt mức cho phép thì cũng chính là những nguyên do khiến môi trường nước bị ô nhiễm.
Thậm chí, có rất nhiều người nông dân bất chấp các quy định được ban hành mà dùng những loại hóa chất bị cấm như thuốc trừ sâu Monitor, Thiodol,... Điều này không chỉ làm ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng nước mà còn vô cùng nguy hiểm cho người sử dụng và những người sinh sống ở khu vực liền kề.
Bên cạnh đó, việc bảo quản và cất giữ các loại hóa chất nêu trên không đúng cách hoặc vứt các vỏ chai đựng hóa chất bảo vệ thực vật sau khi sử dụng bừa bãi xuống các khu vực kênh rạch, bờ ruộng cũng là yếu tố làm cho môi trường nước bị ô nhiễm.
Về công nghiệp, các hoạt động sản xuất từ các nhà máy, doanh nghiệp, xí nghiệp là một trong những nguyên nhân lớn làm cho nguồn nước bị ô nhiễm như hiện nay. Theo tính toán, mỗi ngày có tới hàng nghìn m3 nước thải chưa qua xử lý đã đổ thẳng ra ngoài. Từ đây, nguồn nước sinh hoạt của các cư dân khu vực này cũng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực, chất lượng sức khỏe của con người bị giảm sút đáng kể.
Lượng nước thải từ hoạt động sản xuất bị đánh giá là có rất nhiều anion gây ô nhiễm môi trường nước như là Cl-, SO42-, PO43, Na+, K+,... và rất nhiều kim loại độc hại khác như Hg, Pb, Cd, As, Sb, Cr, F,... Những chất này sẽ hòa tan vào nước, khiến nguồn nước thay đổi theo chiều hướng có hại.
Ngoài ra, ô nhiễm môi trường nước vì các hoạt động sản xuất công nghiệp còn là do sự nhận thức cũng như ý thức trách nhiệm của những người chủ doanh nghiệp, chủ đầu tư chỉ tập trung vào vấn đề lợi ích kinh tế mà xem nhẹ việc bảo vệ môi trường.
Nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước
4.4. Ô nhiễm môi trường nước vì quá trình đô thị hóa
Đô thị hóa là quá trình phát triển tất yếu của các nước trên thế giới hiện nay chứ không phải là của bất kỳ một quốc gia nào. Đất đai được quy hoạch thành các khu chung cư, nhà cao tầng, cây cối bị chặt để xây đường, xây cầu vượt,... Quá trình đô thị hóa diễn ra quá nhanh đã làm thay đổi bộ mặt của tự nhiên, thay vào đó là sự sầm uất, biểu hiện của cuộc sống hiện đại.
Đô thị hóa là cần thiết, nhưng còn phải phụ thuộc chủ yếu vào ý thức của con người bởi việc tiêu thụ quá nhiều, xả rác bừa bãi ra ngoài môi trường sẽ dần dần phá hủy chính cuộc sống của chúng ta.
5. Hậu quả của vấn đề ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm môi trường nước gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới con người, động thực vật và cả những ảnh hưởng liên quan tới vấn đề kinh tế.
5.1. Đối với con người
Sử dụng và tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm lâu ngày sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột, đường tiêu hóa, các bệnh lý về da,... Nguy hiểm hơn còn khiến chúng ta bị ngộ độc, mắc các bệnh về ung thư, dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ….
Ngoài ra, ô nhiễm nguồn nước còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tuổi thọ và năng suất làm việc của con người.
5.2. Đối với động, thực vật
Các tạp chất và kim loại nặng độc hại tồn tại trong nước sẽ khiến cho các loài vi sinh vật, động vật, thực vật không thể phát triển và dẫn tới tình trạng chết dần chết mòn, làm mất cân bằng hệ sinh thái.
Hiện nay, bạn cũng có thể dễ dàng nhận thấy được rằng ở nhiều khu vực cũng đã có hiện tượng cá, tôm chết trắng hàng loạt vì vấn đề ô nhiễm nguồn nước.
5.3. Đối với vấn đề kinh tế
Sử dụng nguồn nước ô nhiễm sẽ làm cho sức khỏe bị suy giảm, năng suất làm việc bị ảnh hưởng theo. Hơn nữa, ô nhiễm môi trường nước cũng sẽ làm cho lượng rác thải ngày càng chất đống, rác thải bốc mùi khó chịu. Chính những tác nhân này sẽ làm kìm hãm sự phát triển các hoạt động kinh tế của xã hội.
Ô nhiễm nguồn nước gây ra hậu quả nghiêm trọng với con người, thực vật, kinh tế
6. Các biện pháp giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường nước
Để giải quyết và xử lý thực trạng ô nhiễm môi trường nước rất cần sự chung tay và đồng lòng của cả chính quyền và toàn bộ người dân. Dưới đây là một số biện pháp hữu hiệu mà chúng ta nên thực hiện và áp dụng để giúp nguồn nước nói riêng và môi trường sống trở nên trong lành hơn.
6.1. Tiết kiệm nguồn nước sạch
Tại nhiều khu vực ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay, có rất nhiều người dân chưa thể tiếp cận được với nguồn nước sạch. Vậy nên, chúng ta cần chủ động tiết kiệm nước, không để tình trạng thiếu nước sạch lan ra trên toàn diện rộng. Hành động thiết thực nhất là ngay sau khi sử dụng nước, bạn cần tắt hết các vòi nước, tận dụng nguồn nước mưa để tưới cây, rửa sân, rửa xe,...
6.2. Xử lý chất thải trước khi xả ra bên ngoài môi trường
- Các doanh nghiệp sản xuất cần xử lý rác thải, chất thải đúng theo quy định trước khi thải ra bên ngoài môi trường bằng cách bổ sung các trang thiết bị và xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn.
- Không vứt rác bừa bãi ra sông, suối, ao, hồ, kênh, rạch, mương nước.
- Không xả hóa chất, dầu máy, chất thải ô tô, thuốc dạng lỏng vào các đường cống sinh hoạt.
- Tại các hộ gia đình, người dân cũng cần nâng cao ý thức xử lý chất thải đúng cách để hạn chế xả trực tiếp ra môi trường, làm cho các chất độc ngấm vào đất và mạch nước ngầm. Cách làm tốt nhất là chúng ta có thể thay thế các bể tự hoại xây gạch truyền thống bằng việc sử dụng bể tự hoại làm từ nhựa nguyên sinh LLDPE.
Hiện nay bể phốt làm từ nhựa nguyên sinh được các gia đình ứng dụng lắp đặt nhiều nhất có thể kể đến dòng bể phốt nhựa của thương hiệu Sơn Hà.
Sử dụng bể phốt nhựa Sơn Hà - giải pháp xử lý ô nhiễm nguồn nước
Trong bồn tự hoại này có chứa khoảng 90 - 110 quả cầu nhựa có tác dụng vừa đánh tan vừa làm tiêu hủy các loại chất thải thô để đảm bảo chất lượng nước thải trước khi xả thải ra bên ngoài. Thân bồn được làm từ nhựa nguyên sinh LLDPE có độ dày khoảng 6-8mm nên có khả năng chịu lực và chịu nhiệt tốt, đảm bảo giá trị sử dụng lâu dài lên tới vài chục năm cho người tiêu dùng
Để tìm hiểu chi tiết hơn về dòng sản phẩm bể tự hoại Septic Sơn Hà bạn có thể truy cập Website Sonha.net.vn hoặc liên hệ tới hotline 0969.26.90.90 để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết nhất.
6.3. Nâng cao ý thức của cộng đồng
- Chính phủ cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường nước cho người dân. Thường xuyên kiểm tra các doanh nghiệp, xí nghiệp đã đảm bảo được chất lượng nước thải trước khi thải ra môi trường hay chưa?
- Khuyến khích người nông dân xây dựng các hầm chứa, hầm biogas để có thể xử lý tốt các loại phân, nước tiểu của động thực vật.
- Giảm thiểu việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, đặc biệt là các loại chất cấm nguy hại.
- Kêu gọi, tuyên truyền người dân thu gom các loại rác thải tại khu vực ao, hồ, sông, suối.
- Xây dựng các điểm tập kết, thu gom rác thải đúng nơi quy định tránh tình trạng xả rác bừa bãi.
6.4. Chuyển dịch xu hướng sử dụng năng lượng sạch
Sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời cũng được cho là một trong những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường nói chung và hơn hết là bảo vệ môi trường nước. Máy nước nóng năng lượng mặt trời hoạt động theo nguyên lý 100% không sử dụng điện năng, vậy nên nó có thể tiết kiệm lượng điện tiêu thụ và tài nguyên cho đất nước.
Để thực hiện việc sử dụng năng lượng sạch bạn có thể áp dụng lắp đặt máy nước nóng năng lượng mặt trời. Thuộc dòng sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất bởi Tập đoàn Sơn Hà, máy được đánh giá cao bởi độ bền, giá thành hợp lý, đảm bảo được nguồn nước nóng dồi dào cho cả gia đình sử dụng vào những ngày thời tiết âm u.
Sử dụng thái dương năng bảo vệ nguồn nước
Để tham khảo và đặt mua năng lượng mặt trời Thái Dương Năng chính hãng, bạn có thể liên hệ hotline 0969.26.90.90 để được Sonha.net.vn chúng tôi hỗ trợ, tư vấn lựa chọn sản phẩm ưng ý, phù hợp nhất.
Ô nhiễm nguồn nước là một vấn đề hệ trọng và cần sự ý thức cũng như trách nhiệm của mỗi người dân để giúp cho môi trường nước nói riêng và môi trường nói chung trở nên trong sạch và đảm bảo hơn.
Với những thông tin được cung cấp trên đây, Sơn Hà hy vọng rằng bạn đã có được cho mình những kiến thức nhất định về ô nhiễm môi trường nước cùng những nguyên nhân, hệ quả và biện pháp để cải thiện phần nào vấn đề này.