Giấm trắng là một nguyên liệu thường thấy trong gian bếp của các gia đình Việt bởi tính an toàn và có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe và cuộc sống hàng ngày: điều chỉnh hương vị món ăn, kiểm soát cân nặng cơ thể, làm chất tẩy rửa nhẹ cho các đồ dùng nhà bếp,...
Vậy giấm trắng là gì, tác dụng của giấm trắng như thế nào, có những lưu ý gì trong quá trình sử dụng giấm trắng? Mời bạn đọc tham khảo góc chia sẻ kiến thức sức khỏe, đời sống của Sơn Hà dưới đây!
1. Giấm trắng là gì?
Giấm trắng là một chất lỏng có chứa 4 - 7% axit axetic, phần còn lại hầu hết là nước, loại giấm này thường được sử dụng trong nấu nướng. Ngoài ra, người ta cũng sản xuất ra các loại giấm trắng có chứa tới 20% axit axetic để dùng trong hoạt động nông nghiệp hoặc làm chất tẩy rửa gia đình.
Giấm trắng là gì?
Trước đây, giấm trắng được sản xuất từ các nguyên liệu tự nhiên như mật ong đường, váng sữa, khoai tây hoặc củ cải đường. Công thức để sản xuất từng loại giấm phụ thuộc vào nguyên liệu sử dụng, nhiệt độ và các điều kiện sản xuất ở từng khu vực.
Cho tới hiện tại, các nguyên liệu này đang ngày càng ít được sử dụng, thay vào đó, người ta sử dụng rượu ngũ cốc lên men. Rượu ngũ cốc chứa rất ít các chất dinh dưỡng tự nhiên, do đó, các xưởng sản xuất công nghiệp thường phải bổ sung thêm men để kích thích sản sinh vi khuẩn có lợi.
2. Giấm trắng có tác dụng gì?
Giấm trắng có giá thành rẻ chỉ từ 10.000 đồng cho 1 chai khoảng 250ml, dễ dàng tìm mua ở các cửa hàng tạp hóa, siêu thị để nấu ăn, nâng cao sức khỏe, thư giãn tinh thần và làm cả chất tẩy rửa. Trong đó có:
2.1. Công dụng giấm trắng trong ẩm thực
Giấm trắng có vị chua tự nhiên nên thường được sử dụng để tạo hương vị cho các món ăn:
- Dưa chua: Vị chua trong giấm trắng thường dùng thay cho chanh khi làm các món dưa chua với các nguyên liệu chủ đạo là rau, một số loại củ, trái cây và trứng.
- Salad: Giấm trắng khi cho vào các món salad sẽ tạo nên vị chua nhẹ giúp món ăn thơm ngon và dễ ăn hơn, kích thích dịch vị dạ dày. Tuy nhiên, trong quá trình làm món ăn này, chúng ta cần bắt đầu với 1 lượng nhỏ, sau đó cho nhiều lên dần dần tới khi vừa ăn.
- Phô mai: Giấm được thêm vào sữa giúp làm biến đổi protein có trong sữa giúp tách váng sữa. Từ đó, tạo nên các món phô mai thơm ngon, mềm nhẹ.
- Nước xốt: Thay vì sử dụng chanh để tạo vị chua cho nước xốt thì chúng ta có thể sử dụng giấm trắng để cải thiện hương vị cho nước chấm.
- Món nướng: Giấm trắng cũng là một gia vị quan trọng trong các món nướng giúp làm mềm thịt, hải sản, rau quả, kích thích hương vị thơm ngon của món ăn.
Nhiều nhà hàng nướng đã sử dụng giấm trắng như một công thức và hương vị đặc trưng riêng cho tất cả các món ăn trong thực đơn. Giấm trắng trong món nướng cũng giúp kích thích vị giác giúp chống ngán để mọi người có thể ăn ngon hơn, nhiều hơn.
Giấm trắng tạo hương vị cho các món ăn dưa chua, salad, phô mai...
2.2. Tác dụng của giấm tinh luyện trong bảo vệ sức khoẻ
Không chỉ được sử dụng làm các món ăn trong gia đình mà giấm trắng còn được sử dụng với mục đích bảo vệ sức khỏe, cụ thể:
- Giảm cân: Giấm trắng được coi là một phương pháp giảm cân giá rẻ, dễ thực hiện được nhiều chị em phụ nữ truyền tai nhau áp dụng. Giấm trắng pha với nước uống mỗi ngày sẽ chúng ta có cảm giác lo lâu hơn, làm chậm tốc độ làm trắng dạ dày, giảm nhu cầu hấp thụ thức ăn, từ đó giúp chúng ta điều chỉnh được chế độ ăn phù hợp, giảm cân hiệu quả.
- Giảm cholesterol: Dư thừa Cholesterol là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra các bệnh tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim và đặc biệt là đột quỵ. Bạn có thể uống nước giấm trắng pha loãng hoặc sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày để giảm Cholesterol trong cơ thể một cách hiệu quả.
- Kháng khuẩn: Giấm chứa nhiều vi khuẩn có lợi, tính kháng khuẩn tốt nên có thể hỗ trợ các bệnh do vi khuẩn gây ra như nhiễm trùng tai, mụn cóc, nấm móng tay. Bạn có thể bôi trực tiếp giấm vào các vị trí da đang bị nấm, vi khuẩn xâm nhập.
- Kiểm soát đường trong máu: Giấm trắng còn được biết đến với khả năng kiểm soát lượng đường trong máu, insulin trong cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
2.3. Giấm trắng dùng trong cuộc sống
Giấm trắng có tính kháng khuẩn, khử khuẩn, thành phần chủ yếu là axit axetic nên có khả năng tẩy rửa tốt, thường được sử dụng để làm sạch các thiết bị vệ sinh trong gia đình như: mặt bàn, vòi sen, vòi rửa bát, chậu rửa chén, gương, cửa sổ, máy pha cà phê, chén đĩa, sàn nhà,...
Không giống như các loại chất tẩy rửa mạnh trên thị trường, giấm trắng rất an toàn với làn da, ít gây ra các phản ứng bào mòn trên da như các loại tẩy rửa khác.
Giấm trắng làm sạch các thiết bị gia đình như bồn rửa chén, vòi rửa bát
Thêm vào đó, giấm trắng còn không gây mùi khó chịu cho người sử dụng. Chính vì vậy, nó cũng khá được ưa chuộng ở các gia đình trong vai trò tẩy rửa. Bạn có thể pha giấm và nước với tỷ lệ 50:50 để làm sạch các đồ dùng trong nhà cực hiệu quả.
Giấm trắng còn được pha vào nước với một tỷ lệ nhỏ để giữ độ tươi của hoa khi cắm vào lọ hoặc để diệt cỏ dại trong vườn thay cho các phương pháp hóa học, đảm bảo an toàn khi tiếp xúc.
Ngoài ra, giấm trắng còn được dùng như một chất tẩy trắng quần áo cực hiệu quả, giúp loại bỏ các mùi khó chịu từ vải, vết ố bẩn cứng đầu trên các sợi vải nhưng vẫn giữ được màu quần áo như ban đầu. Giấm trắng còn có tác dụng làm mềm vải, xóa các nếp gấp quần áo cực kỳ tốt.
3. Những lưu ý thận trọng khi sử dụng giấm tinh luyện
Giấm là có thành phần từ tự nhiên, khá an toàn đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ một chất quá nhiều trong cùng một lúc sẽ dẫn đến một số tác hại nghiêm trọng:
- Lạm dụng giấm trong việc giảm cân sẽ khiến ảnh hưởng tới đường tiêu hóa, khó tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng tạo nên cảm giác khó chịu; tính axit có trong giấm trắng khiến tăng nồng độ axit trong cơ thể gây ra các hiện tượng như ợ nóng, trào ngược dạ dày.
- Axit có trong giấm trắng có thể bào mòn men răng, tạo cơ hội cho các vi khuẩn xâm nhập gây ảnh hưởng tới răng: sâu răng, viêm lợi,... Chính vì vậy, mỗi khi sử dụng xong giấm trắng thì bạn cần súc miệng lại bằng nước muối, nước súc miệng, nước trắng hoặc đánh răng để loại bỏ giấm khỏi khoang răng miệng.
- Đối với người bị bệnh về máu, tim mạch, sử dụng giấm kết hợp với thuốc điều trị có thể gây tác dụng phụ - hạ Kali trong máu, mất cân bằng điện giải.
- Khi sử dụng giấm trắng trên tóc thì bạn cần pha loãng để tránh bị kích ứng trong lần đầu sử dụng. Sau đó, nâng dần nồng độ để tập làm quen với giấm trắng, phát huy tối đa công dụng của giấm trong làm đẹp.
Khi lạm dụng giấm tinh luyện dẫn đến khó tiêu hoá, mất cân bằng điện giải ...
Như vậy, Sơn Hà đã chia sẻ cho bạn để giải đáp giấm trắng là gì, tác dụng của giấm trắng và những lưu ý trong việc sử dụng giấm trắng. Hy vọng bạn đọc có thể áp dụng những mẹo hay với giấm trắng trong cuộc sống hàng ngày của mình!