Nước mặn và nước ngọt tưởng chừng là 2 khái niệm quen thuộc với tất cả mọi người, nhưng thực tế nước nhiễm mặn là gì, bản chất và cách phân loại chúng là điều không phải ai cũng rõ. Nếu bạn cũng có chung băn khoăn phổ biến này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây vì ngay bây giờ, Sơn Hà sẽ cùng bạn khám phá từ A-Z về loại nước bị nhiễm mặn này một cách khách quan nhất.
1. Nước nhiễm mặn là gì?
Nước mặn là gì? Đây thực chất là tên gọi của loại nước chứa hàm lượng muối hoà tan cao. Công thức phân tử của loại muối này là NaCL, được biểu diễn dưới dạng g/l, phần trăm (%), phần nghìn (ppt) hoặc phần triệu (ppm).
Hiểu đơn giản thì cách gọi nước mặn, nước lợ hay nước ngọt là xuất phát từ mùi vị của chúng. Khi nếm, nước mặn sẽ có vị mặn đặng trưng. Trong thực tế, nước được coi là nước ngọt khi nồng độ muối của chúng vào khoảng từ 0,01-0,5 ppt hoặc tối đa là 1 ppt. Ngược lại, nếu thông số này ở nước vào khoảng từ 10-30 ppt thì nước đó được coi là nước mặn.
Nước nhiễm mặn là gì?
Để phân biệt nước ngọt hoặc nước nhiễm mặn, người ta cũng có thể căn cứ vào độ nổi của vật thể trong nước. Khi chúng ta bơi trên hồ nước ngọt sẽ tốn sức hơn nhiều so với khi bơi trên bể nước mặn.
2. Cách nhận biết nước bị nhiễm mặn
Xét theo nồng độ hoà tan của muối trong nước, nguồn nước tự nhiên trên Trái đất có thể chia thành 4 loại là nước ngọt, nước lợ, nước mặn và nước muối. Phân biệt chúng qua tiêu chí nồng độ hoà tan như sau:
Nước mặn được chia làm 4 loại nước ngọt, nước lợ, nước mặn, nước muối
Về đặc tính, chúng ta có thể nhận biết nước mặn qua một số đặc tính tiêu biểu:
- Thứ nhất, nước nhiễm mặn gây nổi khi bơi
Như đã trình bày ở trên, nước nhiễm mặn có đặc tính gây nổi, đây là đặc tính cơ bản để phân biệt chúng với nước ngọt hay nước lợ.
- Thứ hai, nước mặn là môi trường sinh sống của một số loài thuỷ sinh đặc biệt
Nước mặn là môi trường sinh sống của nhiều sinh vật nước mặn. đặc điểm chung của các loài sinh vật này là hoạt động đào thải muối và giữ lại nước trong cơ thể. Với sinh vật nước ngọt thì ngược lại, cơ thể chúng chủ yếu là nước và rất ít muối. Cũng có những loài sinh vật sống trong cả 2 môi trường nước ngọt và nước mặn như cá sấu.
3. Nguyên nhân & tác hại của nước nhiễm mặn
Tình trạng nước nhiễm mặn xảy ra do nhiều nguyên nhân như:
Tác động thiên nhiên:
- Sự biến thiên bất thường của khí hậu khiến tốc độ bổ sung nước ngầm từ lượng mưa tự nhiên bị ảnh hưởng. Từ việc tăng/ giảm bất thường nước mưa dẫn đến sự thay đổi đặc tính nước nhiễm mặn, khiến nước mặn/ nước lợ hình thành.
- Do hiệu ứng nhà kính khiến băng giá ở hai cực tan nhanh, đẩy lên mực nước biển tự nhiên, khiến nước biển dâng trào, xâm lấn vào đất liền gây ảnh hưởng đến mạch nước ngầm ở các khu vực ven biển.
Tác động con người:
- Hoạt động xây dựng thường xuyên các đập thuỷ điện, khai thác dòng nước đầu nguồn gây hao hụt nước đổ về hạ lưu, khiến nước biển tự nhiên xâm nhập vào các khu vực địa hình thấp. Thuỷ triều dâng làm nước biển đổ ngược lại về hướng các con sông, khiến nước bị nhiễm mặn.
- Một lý do khác dẫn đến hiện tượng nước nhiễm mặn là hoạt động khai thác mạch nước ngầm gần biển, làm tăng nguy cơ nhiễm mặn của nước ngầm gần biển.
- Nhiễm mặn do tưới tiêu: Nước tưới trực tiếp từ các sông thường chứa lượng khoáng lớn, khi cây không thể hấp thụ hết lượng nước này sẽ dẫn đến hiện tượng tích tụ, làm nước ngày càng bị nhiễm mặn.
Nước nhiễm mặn dẫn đến những hệ lụy nguy hiểm gì? Rất nhiều vấn đề mà bạn cần phải bận tâm như sau:
Nước bị nhiễm mặn có tác hại như thế nào?
Tác hại với con người:
- Với con người, việc sử dụng nước nhiễm mặn gây tác động không hề nhỏ tới sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ dẫn đến sỏi thận. Nguyên nhân do lượng muối tích trữ lâu ngày, tích tụ thành chất độc trong cơ thể. Đồng thời, lạm dụng muối khiến nước trong cơ thể bị hút, dẫn đến teo nhỏ.
- Các hệ luỵ khác gây nên ở bệnh ngoài da là ghẻ lở, viêm nhiễm, hắc lào.
Sử dụng thuốc với nước nhiễm mặn thường xuyên dễ gây phản tác dụng khi vào cơ thể.
Nấu ăn bằng nước mặn làm giảm hương vị món ăn, ảnh hưởng đến độ tươi ngon & dinh dưỡng của thực phẩm.
Tác hại với nông nghiệp:
- Trong nông nghiệp, sử dụng nước nhiễm mặn làm giảm năng suất cây trồng, suy giảm chất lượng đất trồng, nhiều trường hợp cần phải thay đổi mục đích sử dụng đất.
- Đường ống cùng các thiết bị dẫn nước khác trong gia đình khi phái đối mặn thường xuyên với nước nhiễm mặn dễ gây hiện tượng rỉ sét, đóng cặn, oxy hóa, hư hại hoặc suy giảm tuổi thọ của thiết bị.
- Lò hơi công nghiệp khi đối diện với nước nhiễm mặn có thể dễ đến hiện tượng bám cặn, nguy hiểm hơn là khả năng phát nổ trong quá trình hoạt động lâu dài.
Thực trạng ô nhiễm nguồn nước tại Việt Nam hiện nay đã đến mức đáng báo động. Các biện pháp phòng chống ô nhiễm đã được thực hiện song chỉ có tác dụng tương đối. Nước máy qua xử lý và cấp cho sinh hoạt thường ngày vẫn có nguy cơ nhiễm nhiều tạp chất độc hại như clo dư, kim loại, tạp chất,... chưa bàn hàm lượng muối tự nhiên, nước vẫn có nhiều nguy cơ gây hại do hàng tá vi khuẩn trú ngụ.
Hiện tượng tưới tiêu, quy hoạch sản xuất vô hình dung ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm, khiến nước nhiễm mặn, nước lợ. Ô nhiễm nước sinh hoạt, nước tiêu dùng cản trở sản xuất kinh doanh, trực tiếp gây hại đến đời sống và sức khỏe con người.
Để biết nguồn nước mình đang sử dụng có đang nhiễm mặn hay không, cách đơn giản nhất là đo nồng độ muối trong nước bằng những thiết bị chuyên dụng. Để khắc phục, bạn có thể áp dụng những biện pháp ngay bên dưới đây!
4. Cách xử lý nước bị nhiễm mặn
Có nhiều biện pháp xử lý nước nhiễm mặn, trong đó, phổ biến nhất là các biện pháp:
4.1. Chưng cất nhiệt
Nguyên lý của phương pháp này là dùng nhiệt làm sôi nước. Ở nhiệt độ cao, nước tinh khiết sẽ bay hơi và tích tụ thành dạng lỏng. Với phương pháp này, bạn có thể tận dụng với nhiều loại nước ở nhiều độ mặn khác nhau. Tuy nhiên biện pháp cũng gây tiêu tốn nhiều thời gian và nguyên liệu đốt, do đó chỉ phù hợp với quy mô sản xuất nhỏ, lượng nước xử lý không nhiều.
4.2. Phương pháp trao đổi ion
Để khử muối trong nước, bạn có thể sử dụng phương pháp hoá học, qua phản ứng trao đổi ion. Với 2 cột lọc OH- và H+, muối trong nước sẽ được hòa tan theo chuỗi phản ứng, trả lại nguồn nước tinh khiết chất lượng.
Ưu điểm của phương pháp là đảm bảo được chất lượng nước, tuy nhiên cũng có nhiều hạn chế trong việc vận hành và chi phí.
3 cách xử lý nước bị nhiễm mặn
4.3. Phương pháp thẩm thấu ngược
Nguồn nước máy chúng ta sử dụng dù đã qua xử lý công nghiệp nhưng vẫn có nguy cơ tồn tại nhiều vi khuẩn, tạp chất, kim loại và vật chất gây hại. Cách nhanh nhất và hiệu quả nhất trong xử lý nguồn nước máy, đảm bảo an toàn cho sức khỏe là sử dụng công nghệ thẩm thấu ngược qua màng lọc RO. Màng lọc này có chức năng ngăn chặn tất cả tạp chất hoà tan trong nước, chỉ cho phân tử nước nguyên chất đi qua.
Nước sau khi được lọc bằng màng RO đạt chuẩn 99,99% nước tinh khiết đóng chai, an toàn tuyệt đối trong sử dụng. Nhiều thiết bị máy lọc nước RO hiện đại ngoài khả năng lọc sạch nước máy còn bổ sung thêm nhiều khoáng chất thiết yếu, giúp nước không chỉ sạch, mà còn ổn định hương vị, giữ trọn vị ngon.
Xu hướng sử dụng máy lọc nước đang ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam. Các thiết bị lọc RO được đánh giá “như sinh ra để dành cho nguồn nước Việt" và tại Việt Nam, cũng chỉ có công nghệ lọc này được đánh giá cao nhất.
Máy lọc nước RO với kích thước nhỏ gọn cùng loạt tính năng thông minh xứng đáng là lựa chọn vàng cho sức khỏe người Việt. Giúp nguồn nước sạch, trong, không còn vi khuẩn gây hại, tạp chất hay chất rắn trong nước.
Vậy, nên sử dụng nước đun sôi hay nước sau lọc bằng máy lọc nước RO? Về cơ bản, trong quá trình đun sôi, nước đã được loại bỏ các thành phần đóng cặn như kim loại, chất rắn hoà tan,... nhưng không hoàn toàn loại bỏ vật chất gây hại. Với máy lọc nước RO thì khác, bạn có thể yên tâm tuyệt đối với chất lượng nước uống hàng ngày. Độ tinh khiết của nước sau lọc đã được chứng nhận trên toàn Thế giới, trở thành sản phẩm sức khỏe được giới chuyên gia và bác sĩ khuyên dùng.
5. Nước nhiễm mặn có thể đựng được trong bồn nước nào?
Nước nhiễm mặn sử dụng được bồn nước nào? Trên thị trường hiện có rất nhiều loại bồn nước với đủ chủng loại mẫu mã, giá thành. Trong đó Sơn Hà là một trong những lựa chọn hàng đầu của mọi gia đình. Với nguồn nước nhiễm mặn, chúng tôi khuyến khích bạn nên sử dụng bồn nước nhựa bởi những lý do sau:
- Bồn nhựa Sơn Hà có khả năng chống chịu cao, chứa được hầu hết các loại nước từ nước biển, nước giếng khoan, nước nhiều khoáng chất,...
- Chất liệu nhựa PE được công nhận trên toàn thế giới về độ an toàn trong sử dụng và bền bỉ trước mọi sức ép từ môi trường.
- Độ bền cao, thời gian sử dụng có thể lên tới hàng chục năm.
- Tích trữ và bảo quản nước tốt, không làm vi khuẩn & tạp chất xâm nhập vào nước.
- Thời gian bảo hành lên tới 7 năm.
- Không bị hấp thụ nhiệt từ môi trường, không mất nhiệt nhiều vào mùa đông, không bị quá nóng vào mùa hè.
- Giá thành rẻ hơn so với các loại bồn nước inox thông thường.
Bồn nước nhựa là sự lựa chọn hoàn hảo để được nước nhiễm mặn
Có sử dụng bồn nước inox chứa nước nhiễm mặn được không? Nếu nguồn nước nhà bạn nhiễm mặn tốt nhất không nên sử dụng loại bồn này vì chúng dễ gây rỉ sét, ảnh hưởng đến chất lượng nước của gia đình bạn.
Hiện nay có một số loại bồn nước nhựa Sơn Hà chất lượng để bảo toàn nguồn nước gia đình, bạn có thể tham khảo các model tiêu biểu dưới đây:
[Products:683]
[Products:675]
[Products:673]
6. Mua bồn nước nhựa ở đâu?
Để nhanh chóng sở hữu cho mình những sản phẩm bồn nước nhựa chính hãng, bạn có thể tham khảo tại danh mục Bồn nhựa của Sơn Hà. Với hàng chục năm kinh nghiệm trong việc phân phối bồn nước nhựa cùng các thiết bị xây dựng chính hãng từ nhà sản xuất, chúng tôi tự tin mang đến cho bạn:
- Danh mục sản phẩm đa dạng với đủ chủng loại, mẫu mã và giá thành để bạn có thể lựa loại phù hợp nhất với nhu cầu của gia đình mình.
- Dịch vụ tư vấn, hỗ trợ và lắp đặt nhanh chóng, chỉ sau 24-48h kể từ thời điểm đặt hàng.
- Giá thành phải chăng, chương trình ưu đãi lên tới gần 50% diễn ra thường xuyên hàng tuần, tháng, quý.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về nước nhiễm mặn: nước nhiễm mặn là gì, đặc tính và biện pháp ứng phó hiệu quả. Đừng quên tiếp tục dõi theo website: Sonha.net.vn để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!
[CodeFormInfo]