Những cách phòng chống, điều trị sốt xuất huyết mà bạn cần biết

04-05-2021, 5:35 pm

Sốt xuất huyết là căn bệnh virus Dengue gây ra, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Vì vậy, mỗi người đều cần phải trang bị kiến thức cơ bản về căn bệnh này, đặc biệt là cách phòng chống sốt xuất huyết.

Bạn cần biết cách phòng chống sốt xuất huyết

Bạn cần biết cách phòng chống sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là tình trạng người bệnh sốt cấp tính do virus Dengue, bệnh được truyền cho người qua vết đốt của muỗi vằn mang virus. Đặc trưng của bệnh là sốt cao đột ngột, người đau mỏi, phát ban xuất huyết.

Bệnh sốt xuất huyết được chia làm 3 mức độ:

  • Sốt xuất huyết Dengue
  • Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo
  • Sốt xuất huyết Dengue nặng (Sốc sốt xuất huyết Dengue).

Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết bao lâu?

Bệnh này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết thường khởi phát sau 4 – 10 ngày bị nhiễm. Vì thế nếu bị lây sốt xuất huyết từ người thân xung quanh thì thường khi người lây bệnh đã khỏi hoặc gần khỏi thì người bị lây mới bắt đầu sốt.

Nhiều người nhầm tưởng rằng bệnh sốt xuất huyết dễ lây hơn trong giai đoạn sau của bệnh nhưng thực chất người bị lây bệnh đã nhiễm vi rút từ trước và đang trong quá trình ủ bệnh nên chưa phát hiện ra.

Dấu hiệu nhận biết mắc bệnh sốt xuất huyết

Dấu hiệu nhận biết mắc bệnh sốt xuất huyết

Dấu hiệu, triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ và người lớn

Các triệu chứng sốt xuất hiện thường gặp là:

  • Sốt cao lên đến 40 độ C hoặc cao hơn.
  • Cảm giác đau đầu dữ dội và đau phía sau mắt.
  • Đau cơ và khớp.
  • Cơ thể suy nhược.
  • Ban đỏ xuất hiện và lan rộng sau từ 2 – 5 ngày bắt đầu sốt.
  • Ăn không ngon, thường cảm thấy buồn nôn, nôn mửa.
  • Dấu hiệu sốt xuất huyết là cơ thể mệt mỏi.
  • Xuất huyết nhẹ ở nướu, chảy máu mũi hoặc dễ bầm tím.

Các triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn có thể dịu đi trong khoảng một tuần, mặc dù người bệnh vẫn còn cảm thấy mệt mỏi. Những người có hệ thống miễn dịch yếu, người từng có tiền sử mắc bệnh sốt xuất huyết có nguy cơ cao phát triển bệnh. 

Một số trường hợp, các giai đoạn sốt xuất huyết có thể tiến triển rất nghiêm trọng và đe doạ tính mạng người bệnh. Dấu hiệu bệnh nặng bao gồm:

  • Đau bụng trầm trọng, bụng sưng to.
  • Nôn mửa ra máu.
  • Chảy máu nướu, máu dưới da.
  • Khó thở hoặc thở nhanh.
  • Mạch yếu nhưng đập nhanh.
  • Buồn ngủ, thậm chí mất ý thức.
  • Cơ thể cảm thấy ớn lạnh.

Cách điều trị bệnh sốt xuất huyết ở người lớn và trẻ em

Việc điều trị sốt xuất hiện cần thực hiện nhanh chóng, kịp thời trước khi bệnh xuất hiện các triệu chứng nặng. Cách trị bệnh sốt xuất huyết bao gồm:

Dùng thuốc hạ sốt, lưu ý chỉ sử dụng paracetamol để giảm đau và hạ sốt, không dùng aspirin hoặc ibuprofen vì 2 loại thuốc này có thể khiến tình trạng xuất huyết nặng thêm.

Cách điều trị bệnh sốt xuất huyết

Cách điều trị bệnh sốt xuất huyết

Điều trị sốt xuất huyết tại nhà bằng cách uống nhiều nước, bổ sung dung dịch oresol để bù nước và điện giải. Mọi người cần nghỉ ngơi nhiều, ăn các món ăn dễ tiêu hóa như súp, cháo…, tránh ăn thức ăn khó tiêu.

Điều trị sốt xuất huyết ở người lớn và trẻ nhỏ bằng cách ăn nhiều trái cây tươi và uống nước ép để bổ sung vitamin C, loại vitamin này sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi hơn, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. 

Đặc biệt!

Có rất nhiều người thắc mắc: sốt xuất huyết có nên tắm không?. Để trả lời cho câu hỏi này, các bác sĩ đã đưa ra lời khuyên: Người bệnh cần tránh kỳ cọ khiến chảy máu dưới da, không dùng nước lạnh để tắm gây co mạch ngoài da, giãn mạch nội tạng dẫn đến tử vong. Chỉ nên lau người nhẹ nhàng bằng nước ấm để đảm bảo an toàn. 

Áp dụng các biện pháp điều trị bệnh sốt xuất huyết trên, người bệnh sẽ dần giảm các triệu chứng trong 1 tuần. Các trường hợp bệnh nặng không nên tự chữa sốt xuất huyết tại nhà mà cần đến cơ sở y tế để được chữa trị.

Mỗi chúng ta đều cần biết cách phòng chống sốt xuất huyết để bảo vệ sức khỏe, hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh. 

Mắc bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì tốt?

  • Bổ sung thật nhiều nước: các loại nước ép trái cây giàu vitamin C và khoáng chất như: cam, bưởi, dừa,... giúp tăng cường sức đề kháng, thành mạch máu khỏe hơn; và từ đó tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm.
  • Ăn cháo loãng, soup để dễ hấp thu và có nhiều dưỡng chất. Bổ sung các món ăn giàu đạm từ trứng, thịt, sữa, thực phẩm giàu vitamin A, giàu kẽm có trong thịt bò, gà... 
  • Nước ép từ các loại rau: bổ sung thêm các loại nước ép rau quả tươi như cà rốt, dưa chuột và các loại rau lá để tăng cường khả năng miễn dịch, giảm đau cho người bệnh nhờ các loại có chứa vitamin và khoáng chất cần thiết.

Người bệnh sốt xuất huyết kiêng ăn gì?

  • Tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ, đặc biệt là các đồ ăn nhanh.
  • Đồ ăn cay nóng: Sức đề kháng của người bệnh sốt xuất huyết bị giảm và năng lượng bị hao hụt nên khi người bệnh ăn đồ cay, nóng như ớt, gừng, mù tạt ... thì sẽ làm nhiệt độ trong cơ thể tăng lên.
  • Thực phẩm có màu sẫm: người bệnh nên kiêng ăn các loại thực phẩm có màu đỏ, nâu, đen vì người bệnh sốt xuất huyết ra dễ bị chảy máu. 
  • Đồ uống ngọt:  không nên uống các loại đồ uống ngọt như soda, không dùng mật ong và các loại đường tự nhiên khác để tránh người bệnh lâu hồi phục do tiêu thụ đường sẽ khiến cho các tế bào máu trắng diệt khuẩn chậm chậm hơn.

Cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết

Việt Nam là nước nằm trong khu vực lưu hành sốt xuất huyết nặng, hàng nghìn ca mắc được phát hiện mỗi năm. Điều này chứng tỏ công tác phòng chống sốt xuất huyết tại cộng đồng của chúng ra chưa thực hiện tốt, người dân chưa nắm chắc những nguyên tắc phòng chống bệnh.

Cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết

Cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết

Để ngăn ngừa, phòng tránh sốt xuất huyết, trước hết mọi người cần phải biết cách phòng chống muỗi đốt:

  • Mặc quần áo rộng, quần dài, áo sơ mi dài tay, đi tất và giày để tránh muỗi cắn.
  • Cách phòng chống sốt xuất huyết hiệu quả là ngủ trong màn chống muỗi, xịt thuốc chống muỗi trước khi giăng màn.
  • Cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết ở trường học và nhà ở là dọn dẹp, phát quang môi trường thường xuyên, vì muỗi thường trú ngụ trong các vũng nước đọng, bụi cây…
  • Sử dụng thuốc chống côn trùng để ngăn muỗi đốt, trong đó các sản phẩm chứa chất DEET 50% là hiệu quả nhất, lưu ý trẻ em dưới 2 tháng tuổi nên sử dụng thuốc có chất DEET ít hơn (khoảng 15-30% DEET). 

Bên cạnh đó, giải pháp lâu dài là chúng ta cần ngăn muỗi – yếu tố lây truyền bệnh sinh sôi, phát triển:

  • Loại bỏ những nơi muỗi có thể đẻ trứng, diệt lăng quăng ở trong và xung quanh nhà ở.
  • Thường xuyên dọn dẹp những vật đọng nước trong và ngoài nhà, ngăn không cho muỗi có cơ hội đẻ trứng. 
  • Lật úp vật dụng chứa nước khi không sử dụng để nước không bị tồn động.
  • Thường xuyên thay nước và cọ rửa vật dụng chứa nước như lu nước, bình bông…

Và đặc biệt!

Một lưu ý không thể bỏ qua là phải sử dụng bể chứa có nắp, ngăn không cho muỗi có điều kiện phát triển, gây bệnh sốt xuất huyết và một số căn bệnh nguy hiểm khác.

Thấu hiểu được mong muốn của khách hàng, các bể chứa nước Sơn Hà đang là vật dụng cần thiết được người dân lựa chọn thay thế các bồn chứa nước truyền thống. Bởi 5 ưu điểm sau đây:

  • Phần nắp bồn: Là phía trên cùng của bồn đứng, người dùng dễ dàng mở/đóng nắp, kiểm tra nước trong bồn hoặc lắp đặt luồn các phao điện.
  • Phần chụp bồn: chụp bồn phía trên, dưới
  • Phần thân bồn: là phần chiều cao bồn đứng
  • Ngoài ra, trên bề mặt trơn nhẵn của bồn inox là các lốc gân bồn (2 gân đơn, lốc 5 gân kép) giữ bồn chắc chắn hơn, không dễ bị tác động xô đẩy khi chứa nước.
  • Trên chụp bồn nước inox đứng phía trên có một lỗ lắp phao điện (ngay cạnh nắp bồn) và một lỗ gắn van đường nước vào Còn phía chụp bồn phía dưới cũng có một lỗ nhỏ gắn van đường nước xả và gắn van đường nước ra.

Công nghệ mới giúp hạn chế tối đa các mối kết dính, mối hàn trên thành chiếc bồn nước, tránh các hiện tượng rò rỉ vì sử dụng lâu ngày, đồng thời đảm bảo thẩm mỹ cho thiết kế bồn. Nhờ những điểm nhấn trên mà thiết bị luôn bảo vệ nguồn nước được sạch khuẩn, đảm bảo an toàn cho nguồn nước khỏi các tạp chất và vi khuẩn xâm lấn.

Một điểm mạnh của sản phẩm chính là không có môi trường thuận lợi để các kí sinh trùng, muỗi, gián có cơ hội xâm nhập đẻ trứng. Như thế người dùng có thể yên tâm sử dụng mà không lo bẩn nguồn nước hay các bể chứa vô hình chung lại là nơi trú ngụ của muỗi đẻ trứng gây ra các bệnh sốt xuất huyết.

Bài viết đã cung cấp các thông tin về triệu chứng, cách điều trị và cách phòng chống sốt xuất huyết. Hãy ghi nhớ những thông tin này để bảo vệ sức khoẻ của chính bạn và những người xung quanh. Và quan trọng, bạn cần nắm được các cách phòng tránh để hạn chế tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sôi nảy nở gây hại cho người.

 

Bài viết khác
Xem thêm: sàn phẳng không dầm Thiết kế kết cấu Website: https://sanphangutc.vn/

Sản phẩm đã xem

Chat ngay qua Messenger Chat ngay qua Zalo